Đặc điểm Kinh_tế_tri_thức

Kinh tế tri thức xuất hiện trong mọi lĩnh vực, trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân. ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành. Hiện nay, ở những nước này riêng về kinh tế thông tin (những ngành kinh tế chủ yếu dựa vào công nghệ thông tin) trong đó nền kinh tế tri thức là chủ yếu, chiếm khoảng 40-50% GDP. Trong các nước OECD kinh tế tri thức chiếm hơn 50% GDP, công nhân tri thức chiếm trên 60% lực lượng lao động. nhiều người ước tính khoảng năm 2030 các nước phát triển đều trở thành nước có nền kinh tế tri thức.So sánh một số đặc điểm của một số giai đoạn kinh tế:

Tiêu chíGiai đoạn Kinh tế sơ khai (Thiên về tự cung tự cấp)Kinh tế công nghiệpKinh tế tri thức
Đầu vào của sản xuấtLao động, đất đai, vốnLao động, đất đai, vốn, công nghệ, thiết bịLao động, đất đai, vốn, công nghệ, thiết bị, tri thức, thông tin
Đầu ra của sản xuấtLương thựcCủa cải, hàng hóa, tiêu dùng, xí nghiệp, nền công nghiệpSản phẩm công nghiệp với công nghệ hiện đại, tri thức, vốn tri thức
Cơ cấu xã hộinông dânCông nhânCông nhân tri thức
Tỉ lệ đóng góp của KHCN<10%>30%>80%
Đầu tư cho giáo dục<1% GDP2-4% GDP8-10% GDP
Tầm quan trọng của giáo dụcNhỏLớnRất lớn
Trinh độ văn hóa trung bìnhTỉ lệ mù chữ caoĐa số sau trung học phổ thông

Nền kinh tế tri thức có những đặc trưng cơ bản như: 1.Tri thức đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn; 2. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao; 3. Cơ cấu lao động trong kinh tế tri thức có những biến đổi như Lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao (70-90%), nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người. ở đỉnh cao của nó, xã hội của nền kinh tế tri thức sẽ trở thành xã hội học tập; 4. Trong nền kinh tế tri thức, quyền sở hữu đối với tri thức trở nên quan trọng; 5. Mọi hoạt động của kinh tế tri thức đều liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa.[2]